Trị ho với thảo dược bằng tần, gừng, tràm và bạc hà
Trị ho với thảo dược bằng tần, gừng, tràm và bạc hà
CÁC THẢO DƯỢC TRỊ HO HIỆU QUẢ
- Gừng: từ lâu, gừng đã trở thành vị thuốc hữu hiệu trong chữa trị các triệu chứng ho thông thường do thời tiết. Nếu ho do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng nước sắc gừng với vỏ cam (hoặc quýt) và một ít vỏ quế để uống.
- Tần dầy lá: tên khác là Rau thơm, húng chanh có tính năng hạ đờm và chống ho, đặc biệt là các trường hợp viêm phế quản mãn tính, cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, ho hen, ho ra máu, viêm họng, khàn tiếng. Người bị ho có thể nhai vài lá hoặc là giã gần chục lá vắt lấy nước hòa với một chút muối và uống.
- Tràm: với thành phần có cineol, eucalyptol, tràm được dùng để khử độc, sát trùng, sát khuẩn, long đàm, thông mũi mát họng, giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho. Do có tính kháng khuẩn cao, ức chế virus nên tràm được dùng như một cách đề phòng cúm hiệu quả.
- Bạc hà: có tác dụng chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi và chữa nôn mửa không tiêu. Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi. Người bị ho có thể giã nhuyễn để hít hoặc lấy nước để uống.
Do tính chất thuốc thảo dược khác nhau nên bạn cần phải tốn thời gian rửa sạch, sắc uống và uống nhiều lần vì tinh chất thảo dược ở mỗi lần nấu đều khác nhau nên mức độ điều trị cũng khác nhau.
Hiện nay, công nghệ hiện đại đã có thể trích ly được các loại tinh dầu thảo dược trị ho với hàm lượng vừa đủ để cắt cơn ho. Vì thế, bạn cũng có thể yên tâm khi dùng các sản phẩm này do hiệu quả điều trị so với thuốc tây cũng như nhau.
Bác sĩ Âu Thanh Tùng
Trưởng phân khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược